Y vụ Đại_dịch_COVID-19_tại_Việt_Nam

Xét nghiệm

Ngày 7 tháng 2 năm 2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập virus corona mới SARS-CoV-2.[235][236][237] Việt Nam được cho là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập và nuôi cấy chủng virus này.[238][239] Đầu tháng 4, nhóm nhà khoa học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phân lập thêm một nhánh virus SARS-CoV-2 khác từ những bệnh nhân trở về từ châu Âu. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết virus gây COVID-19 đã tiến hóa thành các nhánh. Ba nhánh đã bị ghi trên thế giới. Việt Nam ghi nhận và phân lập hai nhánh virus khác nhau, một là nhánh trên các bệnh nhân về nước từ Vũ Hán vào tháng 2 và hai là nhánh ở các bệnh nhân trở từ châu Âu vào tháng 3.[239][240]

Theo báo Lao Động, Việt Nam đã chế tạo ít nhất 2 bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19, tính đến ngày 18 tháng 3 năm 2020.[241][242] Một nghiên cứu cũng bị tiến hành bởi Trường Đại học Bách Khoa.[243] Ngày 3 tháng 3, PGS.TS Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trưởng nhóm nghiên cứu, công bố hoàn thành việc nghiên cứu và phát triển một bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2, dựa trên kỹ thuật RT-PCR và realtime RT-PCR.[243][244] Đội nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm và đánh giá độ nhạy, cũng như đặc hiệu của bộ xét nghiệm trên nhóm virus gây bệnh hô hấp ở người (không phải nhóm virus corona), do Viện Y học dự phòng Quân đội và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cung cấp các mẫu chuẩn để kiểm tra bộ sinh phẩm có bị dương tính giả hay không. Kết quả cho thấy độ nhạy thử nghiệm trong phòng thí nghiệm so sánh với bộ sinh phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới cho kết quả tương đương.[244] Ngày 5 tháng 3, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố kết quả nghiên cứu bộ sinh phẩm phát hiện SARS-CoV-2, do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.[245] Ngày 4 tháng 3, Bộ Y tế cấp phép (số đăng ký tạm thời) cho bộ xét nghiệm này.[246] Bộ sinh phẩm này cũng sử dụng kỹ thuật RT-PCR và realtime RT-PCR như bộ xét nghiệm trên. Công suất chế tạo là 10.000 bộ mỗi ngày và thời gian phát hiện virus trong vòng 2 giờ.[245] Sau khi bị Bộ Y tế cấp phép và sản xuất đại trà bộ thử virus do Học viện Quân y và Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á nghiên cứu, 20 quốc gia đã đặt mua. Trong đó 4 nước đầu tiên sẽ bị Việt Nam xuất khẩu sang là Malaysia, Iran, Phần Lan và Ukraina, tính đến ngày 17 tháng 3 năm 2020.[247][248] Đến ngày 27 tháng 4 năm 2020, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, đại diện Bộ Y tế cho hay Việt Nam đã nghiên cứu phương pháp xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh). Về phương pháp này, hiện chỉ Hà Nội đang áp dụng, tuy nhiên lại do Hàn Quốc chế tạo. Việc sản xuất thành công loại sinh phẩm này giúp Việt Nam làm chủ cả hai phương pháp xét nghiệm COVID-19, đồng thời thay thế các loại sinh phẩm tương tự của nước ngoài, chủ động trong việc sử dụng cả hai phương pháp PCR phát hiện gen virus và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể nhằm kịp thời sàng lọc, sớm phát hiện người mắc COVID-19.[249][250]

Tính đến ngày 10/8, Bộ Y tế đã cấp phép cho 70 đơn vị được thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19[251].

Công nghệ phòng chống dịch

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường kết hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo ra buồng khử khuẩn toàn thân có thể di động, nhằm đối phó, phòng chống dịch COVID-19. Có hai kiểu buồng này, bao gồm: loại sử dụng nước muối ion hóa dạng phun sương toàn thân để sát khuẩn bề mặt cơ thể và loại khác là buồng khô khử khuẩn bằng nhiệt từ 35 đến 40 °C, kết hợp với phun ozon.[252][253] Sau đó một số doanh nghiệp cũng chế tạo và bắt đầu bán các loại buồng khử khuẩn của họ.[254] Ngày 24 tháng 3, Sân bay Quốc tế Nội Bài chính thức đưa vào hoạt động buồng khử khuẩn toàn thân tại Nhà điều hành của sân bay, chế tạo bởi nhóm các kỹ sư của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật hàng không Nội Bài.[254] Tuy nhiên, Bộ Y tế ra khuyến cáo rằng buồng khử khuẩn đang bị các chuyên gia xem xét, đánh giá hiệu quả khử khuẩn toàn thân, yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức không nên sử dụng để bảo đảm an toàn. Chiều ngày 26 tháng 3, Cục Quản lý môi trường y tế đã có văn bản cho biết đây là đề xuất, sáng kiến cho các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 nhưng đề xuất này vẫn chưa bị Hội đồng khoa học cấp bộ thông qua, do chưa đủ tài liệu chứng minh cũng như cần phải được đánh giá sự hiệu quả trong việc tiêu diệt virus và an toàn đối với người sử dụng.[255][256][257]

Ngày 18 tháng 4, ứng dụng Bluezone ra mắt nhằm truy vết tiếp xúc và cảnh báo người nhiễm COVID-19[258]. Ứng dụng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ tháng 8[259] Bên cạnh đó, hãng điện thoại VinSmart cũng cho ra dòng sản phẩm có tích hợp miếng dán màn hình có khả năng kháng khuẩn SARS-CoV-2.[260]

Liệu pháp điều trị

Từ những kinh nghiệm thu được từ dịch SARS năm 2003,[261] Việt Nam bị nói là "đã chủ động trong việc điều trị các bệnh nhân COVID-19". Theo đó, phương pháp mấu chốt là tạo môi trường thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa và thường xuyên khử khuẩn.[262] Bên cạnh đó, việc điều trị các triệu chứng lâm sàng kết hợp với vật lý trị liệu cùng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và ổn định tâm lý người bệnh cũng góp phần trong việc chữa trị.[263][264]

Việc điều trị bệnh nhân dựa theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, tập trung chính vào việc điều trị suy hô hấp, oxy liệu pháp và đích oxy máu; theo dõi bệnh nhân cẩn thận vào ngày thứ 7-10 của bệnh.[265] Với các trường hợp nặng, thì tùy theo tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp can thiệp như thở oxy, đặt máy thở, đến tim phổi nhân tạo, kết hợp kháng virus và kháng sinh.[266] Một số loại thuốc kháng virus cũng bị xem xét khi có đủ các bằng chứng chứng minh là hiệu quả. Theo Bộ Y tế, người bệnh có 2 mẫu thử nghiệm âm tính liên tiếp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng) cách nhau ít nhất 24 giờ có thể được công bố khỏi bệnh. Người bệnh phải tự cách ly ở nhà 14 ngày sau đó khi xuất viện.[265] Phương pháp chiết tách huyết tương từ người khỏi bệnh để điều trị cho bệnh nhân nặng cũng bị tính đến.[267]

Một số trường hợp mắc COVID-19 tại Việt Nam, khi có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng sau đó lại dương tính trở lại.[268][269][270] Chuyên gia Hàn Quốc bác bỏ khả năng "tái nhiễm", giả thiết các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 là do còn một lượng xác virus mà theo họ, khả năng là do "thu thập RNA từ virus đã hết hoạt động".[271] Điều này có thể là người bệnh chưa hoàn toàn hết bệnh, do đó virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Ngoài ra, cũng có trường hợp do người lành mang trùng (người mang mầm bệnh không triệu chứng), mặc dù "chưa thực sự chắc chắn".[272]

Cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2020, sau khi Đà Nẵng ghi nhận những ca mắc mới trong cộng đồng, Bộ Y tế đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và giải mã trình tự gen. Kết quả cho thấy đây là chủng mới đột biến, có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn.[273] Bộ Y tế sau đó công bố phác đồ điều trị mới, trong đó phân loại bệnh nhân theo 5 cấp lâm sàng. Từ "không có triệu chứng lâm sàng" đến "nguy kịch và gặp các biến chứng". Phác đồ mới cũng yêu cầu bệnh nhân phải có 3 lần xét nghiệm âm tính mới được xuất viện.[274]

Có một tin đồn không rõ nguồn gốc bị cho là dựa trên tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump[275] cho rằng thuốc trị sốt rét có thể phòng ngừa COVID-19, khiến một bộ phận người dân "đổ xô đi mua loại thuốc này". Theo Bộ Y tế, chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc này có thể chữa trị COVID-19.[276] Trước tình trạng đó, Cục Quản lý dược ban hành văn bản chỉ thị chỉ được bán thuốc sốt rét cho người bệnh có đơn thuốc và xử lý "nghiêm" các cơ sở bán không cần đơn.[277]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_dịch_COVID-19_tại_Việt_Nam http://archive.fo/sHlMM http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200307-vir... http://www.asianews.it/news-en/UN-warns-that-COVID... http://web.archive.org/web/20200404092854/https://... http://web.archive.org/web/20200404093109/https://... http://web.archive.org/web/20200404093325/https://... http://web.archive.org/web/20200404093529/https://... http://web.archive.org/web/20200404093600/https://... http://web.archive.org/web/20200404093826/https://... http://web.archive.org/web/20200404093920/https://...